TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN GDCD 12
CHỦ ĐỀ: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Quyền bầu cử, ứng của vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
3. Quyền khiếu nại, tố cáo
Tình huống 1: Bạn Q học sinh lớp 11a2 trường THPT A, Trong học kỳ I vừa qua bạn bị xếp hạnh kiểm trung bình với lý do bạn đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Bạn Q không biết mình vi phạm lúc nào và thực tế bạn Q là người luôn chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông và chưa bao giờ bạn đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm. Bạn Q có thắc mắc thì được giải thích là có bạn B cùng lớp đã báo lại sự việc với đội xung kích an toàn giao thông từ tuần 12 nhưng vì trời mưa nên tuần đó không chào cờ nên bạn Q không biết mình vi phạm lúc nào. Bạn Q rất băn khoăn và không biết phải làm gì và làm như thế nào?
a. Khái niệm:
- Quyền khiếu nại: quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền tố cáo: quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
b. Nội dung:
- Mục đích thực hiện khiếu nại? Các bước thực hiện quyền khiếu nại.
+ Mục đích: khôi phục quyền lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị vi phạm.
+ Là quyền của cơ quan, cá nhân, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Chủ thể nào được thực hiện khiếu nại? Người giải quyết khiếu nại?
+ Chủ thể thực hiện khiếu nại: Cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
+ Ngưởi giải quyết khiếu nại: Cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Tình huống 2: Thấy bạn thân của M đăng tin không đúng sự thật về Virus nCoV ở địa phương trên Face book. Là bạn thân của M nên N đã nhiều lần khuyên M nên gỡ bài nhưng M không nghe. Trong tình huống này theo em N phải làm như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?
- Mục đích của tố cáo? Các bước thực hiện quyền tố cáo.
+ Mục đích: phát hiện, ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm hại tới lợi ích của nhà nước, cá nhân, tổ chức.
+ Là quyền của công dân báo cho cá nhân tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức gây thiệt hại tới lợi ích của nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Chủ thể nào được thực hiện tố cáo? Người giải quyết tố cáo?
+ Chủ thể thực hiện tố cáo: Công dân .
+ Ngưởi giải quyết tố cáo: Cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật:
II. Bài tập:
Câu 1. Trong tình huống 1 theo em, bạn Q cần vận dụng quyền nào cho để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn? Ai là người giải quyết?
Câu 2. Trong tình huống 2 theo em, bạn N phải làm như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?
Câu 3. Hoàn thành bảng so sánh quyền khiếu nại với tố cáo theo các nội dung sau
Học sinh nộp bài vào thứ 2, ngày 23 tháng 2 năm 2020, qua địa chỉ mail: thaivinhquoclp@gmail.com)
Nguồn tin: Nhóm GDCD
TIN MỚI CẬP NHẬT
TIN BÀI LIÊN QUAN