CHUYÊN ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD
Yêu cầu: Học sinh học bài, nghiên cứu bài giảng theo đường link :
https://hoc247.net/chuong-iii-soan-thao-van-ban-ct536.html
https://www.youtube.com/watch?v=UGpod7WlwJ0
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Màn hình làm việc của Word
Có 2 cách để khởi động Word
Cách 1: Chọn biểu tượng của Word trên màn hình nền (nếu có).
Cách 2: Start All Program Microsoft Word
a. Các thành phần chính trên màn hình làm việc của Word
Thanh tiêu đề; Thanh bảng chọn; Thanh công cụ chuẩn; Thanh công cụ định dạng; Thanh trạng thái; ….
b. Thanh bảng chọn
Bao gồm: File, Home, Insert, Design, Page Layout, Reference, Mailings, Review, View.
c. Thanh ruy băng (ribbon)
Ribbon chứa các lệnh được tổ chức theo ba thành phần:
Tabs - Chúng xuất hiện trên đầu Ribbon và chứa các nhóm lệnh liên quan.
Home, Insert, Page Layout là ví dụ về các tab Ribbon.
Nhóm (Groups) - Họ tổ chức các lệnh liên quan; mỗi tên nhóm xuất hiện bên dưới nhóm trên Ribbon. Ví dụ: nhóm các lệnh liên quan đến phông chữ hoặc nhóm các lệnh liên quan đến căn chỉnh, v.v.
Các lệnh (Commands) - Các lệnh xuất hiện trong mỗi nhóm như đã đề cập ở trên.
2. Kết thúc phiên làm việc với Word
* Lưu văn bản: có 3 cách
C1: Chọn File → Save
C2: Nháy chuột vào nút lệnh Save trên thanh công cụ chuẩn
C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.
3. Soạn thảo văn bản đơn giản
a. Mở tệp văn bản
* Mở tệp văn bản mới: Có 3 cách
- File chọn New;
- Nháy vào biểu tượng New trên thanh công cụ chuẩn;
- Tổ hợp phím Ctrl + N.
* Mở tệp văn bản có sẵn: có 3 cách
- File chọn Open;
- Tổ hợp phím Ctrl + O;
- Nháy biểu tượng Open trên thanh công cụ chuẩn.
b. Con trỏ văn bản và con trỏ chuột
- Có hai loại con trỏ trên màn hình
+ Con trỏ văn bản: còn gọi là con trỏ soạn thảo;
+ Con trỏ chuột.
* Di chuyển con trỏ văn bản: có 2 cách.
- Dùng chuột: di chuyển con trỏ chuột tới vị trí mong muốn và nháy chuột;
- Dùng phím: Nhấn các phím Home, End, Page Up, Page Down, các phím mũi tên hoặc tổ hợp phím Ctrl và các phím đó.
c. Gõ văn bản
- Con trỏ văn bản ở cuối dòng nó sẽ tự động xuống dòng;
- Kết thúc đoạn văn bản gõ Enter.
Lưu ý: Có hai chế độ gõ văn bản: chế độ chèn và chế độ đè.
d. Các thao tác biên tập văn bản
*Chọn văn bản:
Cách 1: Kéo thả chuột
Cách 2: Giữ Shift và di chuyển phím mũi tên hoặc Home, End.
- Để chọn toàn bộ văn bản Ctrl + A
* Xóa văn bản
- Trước tiên chọn phần văn bản định xóa sau đó dùng phím Delete hoặc Backspace.
* Di chuyển và sao chép
Di chuyển hoặc sao chép sau đó có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau
e. Kết thúc làm việc với Word
- File --> exit
- Kích vào biểu tượng dấu X đỏ ở góc phải màn hình trên thanh tiêu đề.
II. BÀI TẬP
Câu 1: Để khởi động phần mềm MS Word, ta
A. Nháy chuột vào Start → All Programs → Microsoft Word
B. Nháy chuột vào biểu tượng trên màn hình nền
C. Nháy chuột vào biểu tượng trên màn hình nền
D. Tất cả đều sai
Câu 2: Muốn lưu văn bản vào đĩa, ta
A. nhấn tổ hợp phím Ctrl+S;
B. nhấn tổ hợp phím Atl+S;
C. nháy chuột vào nút lệnh trên thanh công cụ;
D.Tất cả đều đúng;
Câu 3: Để xóa phần văn bản được chọn, ta:
A. nhấn phím Delete;
B. chọn lệnh Edit → Copy
C. phải chuột chọn copy;
D. chọn lệnh Edit→Paste;
Câu 4: Để mở tệp văn bản có sẳn ta thực hiện
A. chọn File→Open.
B. Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ;
C. Cả A và B;
D. chọn File→New;
Câu 5: Kết thúc phiên làm việc với Word, ta
A. chọn File → Exit
B. chọn File → Close
C. chọn Format → Exit
D. tất cả đều đúng
Câu 6: Tên tệp do Word tạo ra có phần mở rộng là gì?
A. .TXT B. .COM C. .EXE D. .DOC
Câu 7: Để chọn toàn bộ văn bản ta dùng tổ hợp phím nào dưới đây ?
A. Ctrl + C B. Ctrl + B C. Ctrl + A D. Ctrl + X
Câu 8: Các đối tượng chính trên màn hình làm việc của Word
A. Thanh bảng chọn B. Thanh trạng thái
C. Thanh thước ngang, dọc D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Muốn lưu văn bản vào đĩa, ta thực hiện:
A. Home → Save… B. Insert → Save… C. File → Save… D. Design → Save…
Câu 10: Để mở tệp văn bản đã có, ta nhấn tổ hợp phím nào dưới đây?
A. Ctrl + A B. Ctrl + O C. Ctrl + N D. Ctrl + S
III. BÀI TẬP TỰ VẬN DỤNG
a) Nhập đoạn văn bản sau:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đơn xin nhập học
Kính gửi: Ông Hiệu trưởng trường THPT Lộc Phát
Tôi tên là Nguyễn Văn A, có con là Nguyễn Văn B, nguyên là học sinh trường THPT Dân lập Lê Lợi. Cháu B vừa qua đã kết thúc học kỳ I với hạnh kiểm tốt và được xếp loại học tập loại khá.
Tôi làm đơn này kính xin Ông Hiệu trưởng cho phép con tôi được tiếp tục vào học lớp tại trường THPT Lộc Phát do gia đình tôi mới chuyển về địa bàn gần trường.
Xin trân trọng cám ơn.
Đính kèm
1 giấy khai sinh - 1 học bạ
TP Bảo Lộc, ngày.....tháng.....năm
Kính đơn
(Kí tên)
Nguyễn Văn A
b) Lưu văn bản với tên Don xin hoc;
c) Hãy sửa các lỗi chính tả (nếu có) trong bài;
d) Thử gõ với cả hai chế độ: chế độ chèn và chế độ đè;
e) Tập di chuyển, xóa, sao chép phần văn bản, dùng cả 3 cách: lệnh trong bảng chọn, nút lệnh trên thanh công cụ và tổ hợp phím tắt;
f) Lưu văn bản đã sửa;
g) Kết thúc Word.
Hướng dẫn nộp bài
- Làm bài:
+ Thực hiện chương trình trên máy tính.
- Nộp bài: Gửi file bài làm về địa chỉ mail của giáo viên giảng dạy.
- Thang điểm:
+ Hình thức 1: Điểm cao nhất 8
+ Hình thức 2: Điểm cao nhất 10
- Địa chỉ email giáo viên: thaokhieu2012@gmail.com; hezman99@gmail.com.
- Qui cách gửi email:
+ Tiêu đề email ghi: Chuyên đề 1_Tên lớp_Họ tên học sinh
Ví dụ: Chuyên đề 1_10A2_Trần Văn Hùng
+ Đính kèm file bài làm.
- Thời gian nộp bài:
+ 11h ngày 14/02/2020 là hạn cuối nộp bài.
+ 10 học sinh trong mỗi lớp nộp bài sớm nhất được cộng 1đ.
- Thắc mắc và trao đổi:
Mọi thắc mắc và trao đổi học sinh liên hệ trực tiếp với GVBM qua zalo hoặc facebook sau:
Nguồn tin: Nhóm Tin học
TIN MỚI CẬP NHẬT