Trường THPT Lộc Phát được thành lập theo số 134/QĐUB của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 13/07/2005 trên cơ sở nâng cấp trường THCS BC Lộc Phát.Trường tọa lạc trên mặt tiền của tỉnh lộ (Tp.Bảo Lộc - Huyện Bảo Lâm) số 390 Nguyễn Văn Cừ - Phường Lộc Phát - Tp.Bảo Lộc - Lâm Đồng. Theo luật giáo dục 2005 là xóa loại hình trường bán công. Ngày 27/02/2008 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định số 530/QĐ-UBND chuyển trường thành “trường THCS & THPT Lộc Phát” với cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, sử dụng lao động(nhà nước không giao chỉ tiêu biên chế) và tự chủ một phần tài chính(35%). Theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ (04/2006) nhà trường tuyển sinh học sinh chủ yếu tại 4 phường, xã phía đông Tp. Bảo Lộc. Dân cư chủ yếu là đồng bào công giáo di cư từ từ miền Bắc(1954). Có thu nhập chủ yếu dựa vào trồng chè và cà phê.
I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013
· Đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường tận tâm với công việc, bám trường, lớp, quyết tâm tạo sự thay đổi trong dạy học, giáo dục.
+ Có 18 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở, tỉ lệ 31,58%.
+ Có 34 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được công nhận Lao động tiên tiến, tỉ lệ 54,6%.
+ Có 04 giáo viên giỏi cơ sở: Cô Nguyễn Thị Bảo Thu (ngữ Văn), cô Tạ Thị Hoàng Hà (Lịch sử) , cô Phạm Thị Giang (Sinh học), cô Vũ Thị Dung (Toán)
· Về học sinh:
Đến cuối năm học 2012 - 2013 số liệu học sinh như sau: Khối 10: 347 hs, khối 11: 214 hs, khối 12: 197 hs; toàn trường : 758 học sinh
Tỷ lệ học sinh bỏ học: Khối 10: 1,9 %; Khối 11: 1,1%; khối 12: 1%
Học lực giỏi 0,4% Khá 25,4% Trung bình 59,87% Yếu 13,87%
Tỷ lệ TN THPT: 99,49%, điểm bình quân 3 môn thi ĐH là 9,4đ/3 môn thi
Lưu ban: Khối 10: 07 chiếm tỷ lệ 2,01% ; Khối 11: 01 chiếm tỷ lệ 0, 5%
Tỷ lệ lưu ban toàn trường: 1,18%
Hạnh kiểm Tốt 28,53% Khá 48,27% Trung bình 22% Yếu 1,2%
· Trường được công nhận Tập thể lao động tiên tiến & Giám đốc Sở cấp giấy khen Hoàn Thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
· Cơ sở vật chất từng bước được nâng cấp góp phần xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp.
· Công tác khuyến học được đặc biệt quan tâm đã giúp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên.
· Niềm tin vào công tác dạy học, giáo dục của nhà trường đối với PHHS, học sinh được củng cố nhờ: Chất lượng dạy – học được nâng lên, tình hình học sinh chấp hành nội quy kỷ luật nhà trường nhất là trong việc gây gỗ đánh nhau, chuyên cần trong học tập chuyển biến, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà được đầu tư và bước đầu mang lại kết quả khả quan, cảnh quan nhà trường ngày càng khang trang, xanh, sạch.
II. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:
1. Hạn chế:
- Chất lượng dạy – học, công tác giáo dục, hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông: Soạn giảng, phương pháp dạy học tích cực chưa sâu sắc; chuyên cần, tự học trong học sinh cần phải cố gắng nhiều mới đạt yêu cầu,
- Phụ trách các đoàn thể, TTCM còn sa vào sự vụ hành chính, còn ít các biện pháp mang tính sáng tạo để đưa công tác giáo dục ngang tầm với các trường THPT trên địa bàn.
2. Nguyên nhân:
- Khách quan:
+ Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học,
+ Đầu vào học sinh quá thấp, phụ huynh học sinh ít có điều kiện chăm lo đến nhà trường và việc học của con em.
- Chủ quan:
+ Giáo viên kiến thức chưa sâu sắc, phương pháp và đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh Lộc Phát chưa được đầu tư đúng mức, chưa thực sự là nỗi lo, là trăn trở, quyết tâm của mỗi giáo viên trong từng giờ lên lớp,
+ Công tác kiểm tra nội bộ, kiểm định CLGD, BDTX, đánh giá giáo viên theo chuẩn… có được triển khai nhưng Ban giám hiệu chưa có những giải pháp quyết liệt để lôi cuốn giáo viên cùng tham gia tích cực nên qua các công việc trên sự chuyển biến của giáo viên có nhưng chưa nhiều.
Tập thể giáo viên - nhân viên trường THPT Lộc Phát (NH:2013-2014)
III. Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2013 – 2014:
1. Căn cứ thực hiện:
- Chỉ thị 3004/CT-BGDĐT Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014 ngày 15/8/2013 của Bộ GD&ĐT,
- Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2013 – 2014 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,
- Chỉ thị số 07/CT-UBND Chỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014 trên địa bàn tỉnh lâm đồng ngày 26/8/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng,
- Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013 – 2014 của Sở GD&ĐT Lâm Đồng,
- Công văn số 1176/SGDĐT-KHTC ngày 02/8/2013 của Sở GD&ĐT Lâm Đồng hướng dẫn công tác thu chi tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, thống kê trường học năm học 2013 – 2014,
- Công văn 1527/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 27/9/2013 của Sở GD&ĐT Lâm Đồng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ KT&KĐCLGD năm học 2013 – 2014,
- Công văn số 1514/UBND về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 trên địa bàn thành phố ngày 10/9/2013 của UBND TP Bảo Lộc,
- Căn cứ Công văn số 1431/SGD&ĐT-CĐN của Công đoàn ngành giáo dục Lâm Đồng ngày 12/9/2013 về việc hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và hội nghị người lao động năm học 2013 – 2014,
- Công văn 1404/SGDĐT-CNTT ngày 10/9/2013 của Sở GD&ĐT Lâm Đồng về việc hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2013 – 2014,
- Công văn 1382/SGDĐT-GDTrH ngày 05/9/2013 của Sở GD&ĐT Lâm Đồng V/v Thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy, bạo lực học đường năm học 2013 – 2014,
- Công văn 1495/SGDĐT-TTr ngày 24/9/2013 của Sở GD&ĐT Lâm Đồng V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2013 – 2014,
- Công văn 1530/SGDĐT-VP ngày 30/9/2013 của Sở GD&ĐT Lâm Đồng V/v hướng dẫn nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2013 – 2014,
- Đặc điểm, tình hình nhà trường, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013.
2. Đặc điểm tình hình của năm học 2013 - 2014:
a. Cơ sở vật chất:
- Phòng học: 26, trong đó phòng học: 22; phòng thí nghiệm: 04
- 01 phòng thư viện
- 01 kho chứa TBDH
- 02 phòng máy vi tính
- 01 phòng Hiệu trưởng, 2 phòng phó hiệu trưởng, 1 phòng đoàn thể, 1 phòng kế toán, 1 phòng văn thư, 1 phòng chờ giáo viên, 1 phòng hội trường.
b. Đội ngũ giáo viên – nhân viên:
Tổng số CB-GV-CNV: 61, trong đó:
- Ban giám hiệu: 03 (02 thạc sỹ)
- Giáo viên: 50, trong đó:
+ Tổ Toán: 09
+ Tổ Lý – Công nghệ: 06
+ Tổ Hóa - Tin: 09
+ Tổ Sinh – Thể dục – GDQP: 07
+ Tổ Ngữ Văn: 06 (có 02 thạc sỹ)
+ Tổ Sử - Địa – GDCD: 07 (có 02 thạc sỹ)
- Nhân viên: 08
c. Học sinh:
- Khối 10: 243 học sinh/7 lớp
- Khối 11: 309 học sinh/9 lớp
- Khối 12: 210 học sinh/6 lớp
Tổng cộng: 762 học sinh trong đó: nữ: 334 học sinh; dân tộc: 16 học sinh, hộ đói nghèo và cận nghèo: 111 học sinh, mồ côi: 20 học sinh.
d. Điểm mạnh:
- Đội ngũ giáo viên trẻ, dễ thích ứng với đổi mới, giáo viên tâm huyết, BGH có kinh nghiệm trong quản lý điều hành.
- Học sinh nhìn chung ngoan, PHHS đặt niềm tin vào nhà trường.
e. Điểm yếu:
- Kinh nghiệm dạy học và giáo dục còn hạn chế,
- Tính tự giác, chuyên cần, tự học trong học sinh chưa rõ nét; một bộ phận PHHS chưa có thời gian và điều kiện để đầu tư cho việc học của con cái,
- CSVC chưa đáp ứng được yêu cầu dạy – học hiện nay.
f. Cơ hội:
- Việc phân cấp để nhà trường được tự chủ về công tác tổ chức, tài chính, dạy học đã tạo điều kiện để nhà trường xây dựng các biện pháp một cách sáng tạo, chủ động.
- Những chuyển mình bước đầu của trường đã tạo lập được niềm tin trong PHHS, học sinh, sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương.
g. Thách thức:
- Sự phát triển của các trường THPT trên địa bàn đồng thời do CSVC của nhà trường chưa được đầu tư nên thu hút học sinh TN THCS vào trường là khó khăn;
- Đầu vào học sinh thấp, kinh nghiệm dạy học còn hạn chế, thương hiệu THPT Lộc Phát còn “mờ nhạt”, nên việc xây dựng THPT Lộc Phát là cơ sở giáo dục chất lượng, nề nếp, kỷ cương, thân thiện hết sức gian nan.
3. Mục tiêu trong năm học 2013 – 2014:
Xây dựng nhà trường là cơ sở giáo dục có chất lượng. Tập thể giáo viên, nhân viên sống trung thực, đoàn kết; giảng dạy và giáo dục có hiệu quả, cơ sở vật chất từng bước đáp ứng tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, góp phần tạo dựng nên thế hệ học sinh có ước mơ, chăm, ngoan, năng động và có kỹ năng tự học.
4. Các biện pháp:
a. Thực hiện
“Học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cụ thể:
- Thầy cô giáo tâm huyết, tận tụy với công việc được giao, hết lòng yêu thương học sinh, chấp hành tốt chủ trương, chính sách và đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, những quy định của ngành, của trường về chuyên môn và những việc giáo viên không được làm.
- Tổ chức các phong trào thi đua trong năm học gắn với chủ điểm có sơ kết, tuyên dương khen thưởng kịp thời, thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách; quan tâm tới giáo viên có đời sống vật chất, tinh thần khó khăn, thực hiện tốt công tác khuyến học, tư vấn tâm lý học đường.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống tham nhũng, dân chủ, công khai, công bằng; có quy chế làm việc của chi bộ, phối hợp tốt giữa Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể và BĐDCMHS.
- Kính trọng phụ huynh, hết lòng vì sự tiến bộ của học sinh; quan hệ đồng nghiệp trung thực, thân ái, đấu tranh phê bình và tự phê bình để giúp đồng nghiệp tiến bộ, có hành vi, thái độ, lời nói thận trọng trước những vấn đề nhạy cảm.
- Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tham quan ngoài giờ lên lớp, nâng cao chất lượng các tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm… Ngăn chặn có hiệu quả gây gỗ đánh nhau, thực hiện nếp sống văn hóa trong giao thông.
b. Thực hiện giảng dạy và giáo dục có hiệu quả:
- Tổ chuyên môn: Các tổ xây dựng kế hoạch cụ thể về dạy chính khóa, dạy học tự chọn, dạy học buổi chiều(theo yêu cầu của bộ phận chuyên môn); phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, chú trọng kiểm tra đánh giá vừa sức, chính xác, công bằng; khuyến khích và hỗ trợ sự tiến bộ của học sinh, làm tốt công tác kiểm tra nội bộ;
- Giáo viên chủ nhiệm: Chủ nhiệm tận tâm, bám lớp, sinh hoạt 15’ đầu giờ, sinh hoạt chủ nhiệm có nội dung phù hợp, có kế hoạch tuần, tháng, học kỳ phù hợp, phối hợp tốt với cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, thực hiện tốt tư vấn TLHĐ, giáo dục kỹ năng sống, chú trọng kỹ năng tự học, hợp tác, sống yêu thương, văn hóa trong giao thông; thực hiện tốt nội quy nhà trường; quan tâm giúp đỡ học sinh cá biệt, học sinh nghèo, thực hiện tốt công tác khuyến học, không để học sinh do hoàn cảnh gia đình khó khăn dẫn tới nghỉ học. Lớp chủ nhiệm phải đạt chỉ tiêu về học sinh giỏi, học sinh khá của trường đề ra, với GVCN khối 12 tỷ lệ tốt nghiệp THPT của lớp phải đạt và vượt chỉ tiêu của nhà trường. Lớp chủ nhiệm phải có học sinh tham gia vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi của trường;
- Đoàn thể: Nhà trường, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên phối hợp tốt để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chú trọng tiết chào cờ đầu tuần, các hoạt động chủ điểm trong năm: 19/8, 5/9, 15/10, 20/11, 22/12, chào năm mới 2014; 26/3, 30/4 và lễ tri ân trưởng thành khối 12 năm học 2013 – 2014. Xây dựng cơ quan an toàn, thân thiện, đẩy lùi TNXH, BLHĐ. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt – học tốt.
- Giáo viên bộ môn:
+ Thực hiện tốt soạn giảng, đổi mới phương pháp dạy học, coi, chấm kiểm tra và thi nghiêm túc, tăng cường ứng dụng CNTT, chấm bài học sinh nhất thiết phải có lời phê, chỉ rõ ân tình các sai sót và hướng khắc phục cho học sinh. Vào điểm sổ chính, học bạ chính xác, không để xảy ra sai sót, sửa chữa nhiều. Triển khai cài đặt và sử dụng phần mềm quản lý trường học online (VNPT School) theo Quyết định số 755 ngày 12/8/2013 của Sở GD&ĐT. Kết quả các bài kiểm tra của lớp mình phụ trách có ít nhất 70% học sinh đạt trung bình trở lên, trong đó có học sinh đạt loại giỏi, 15 – 20% học sinh/ lớp đạt loại khá;
+ Thực hiện có hiệu quả các tiết thực hành theo quy định, giảng dạy các môn Công nghệ, TD, ANQP, GDCD, kết hợp một cách hợp lý giữa chuẩn kiến thức bộ môn với thái độ, hành vi nhân cách của học sinh qua các hoạt động cụ thể (TD, ANQP, GDCD có 1 cột điểm / 1 học kỳ thông qua hoạt động ngoại khóa, tham gia giờ chào cờ);
+ Tăng cường hoạt động thư viện, các phòng bộ môn. Thư viện phải là nơi thầy cô giáo, học sinh đến đọc – học góp phần nâng cao chất lượng dạy – học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp phần xây dựng văn hóa đọc trong giáo viên và học sinh.
- Thực hiện tốt BDTX, trong năm học 2013 – 2014 tập trung vào các Môđun sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp (Môđun14)
+ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (Môđun 23)
+ Viết SKKN trong trường THPT (Môđun 25)
+ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT (Môđun 35)
c. Đổi mới hoạt động Lãnh đạo – Quản lý đáp ứng yêu cầu xây dụng THPT Lộc Phát đạt chuẩn quốc gia:
- Quản lý đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông;
- Giáo dục tính chuyên cần và kỹ năng tự học trong học sinh;
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá;
- Tập trung cho công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, nâng cao chất lượng đại trà;
- Làm tốt công tác BDTX cho giáo viên, kiểm tra nội bộ trường học, kiểm định CLGD nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, từng bước xây dựng THPT Lộc Phát theo định hướng của trường THPT đạt chuẩn quốc gia được quy định tại Thông tư 47;
- Tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực, sư phạm trong giáo viên, nhân viên và học sinh;
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
d. Cơ sở vật chất – Lao động hướng nghiệp – Thiết bị dạy học:
- Giữ gìn trường lớp xanh – sạch, phát huy vai trò của các phòng chức năng, tích cực tham mưu để sớm có chủ trương xây dựng phòng bộ môn và được nhận bàn giao Nhà văn hóa phường Lộc Phát;
- Tổ chức tốt hoạt động nghề và hướng nghiệp, qua hoạt động này nhân lên ở học sinh ước mơ, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, chọn trường phù hợp với ước mơ và năng lực học tập;
- Tổ chức tốt lao động vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, hàng tuần cho các lớp lao động vệ sinh, lau chùi phòng học sạch sẽ, trang trí phòng học. Tổ Sinh làm vườn trường trong học kỳ I của năm học;
- Mua sách tham khảo cho thư viện, có góc phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy – học, tăng cường thiết bị thí nghiệm cho phòng Lý, Hóa, Sinh và phòng tin học;
- Phối hợp với BĐDCMHS để vận động hỗ trợ, tiết kiệm chi từ ngân sách được cấp của đơn vị để thực hiện trả nợ dần cho công trình trong hè: Sửa chữa 02 khối 08 phòng học, xây mới hàng rào, kè đá, sân bê tông. Lộ trình trả nợ như sau:
+ Năm 2013: Khoảng 400 triệu đồng,
+ Năm 2014: Khoảng 400 triệu đồng,
+ Năm 2015: Khoảng 400 triệu đồng.
Đơn vị thi công: Công ty TNHH Việt Nga, địa chỉ: 189A Nguyễn Công Trứ - phường II – TP Bảo Lộc – Lâm Đồng
Công ty TNHH Thiết kế xây dựng Phúc Đạt là đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng công trình để lập dự toán và thiết kế bản vẽ thi công.
Địa chỉ công ty: 57A đường Hai Bà Trưng – Phường I – TP Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng.
Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Sông Hồng là đơn vị tư vấn để thẩm tra dự toán, bản vẽ thiết kế công trình: Sửa chữa 02 khối 08 phòng học, xây mới hàng rào, kè đá, sân bê tông của Công ty TNHH thiết kế xây dựng Phúc Đạt.
- Thực hiện các khoản thu trong học sinh theo đúng quy định và được thỏa thuận tại kỳ họp toàn thể BĐDCMHS ngày 14/9/2013.
Các chỉ tiêu chính:
1. Đối với giáo viên:
- 100% giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn và các quy định về chuyên môn trong năm học 2013 – 2014;
- Có từ 02 đến 04 giáo viên giỏi cấp tỉnh, có ít nhất 10 giáo viên giỏi cơ sở;
- Mỗi tổ, nhóm chuyên môn thực hiện tốt bồi dưỡng học sinh giỏi: Các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, INTEL ISEF, IOE, Violympic, Hùng biện tiếng Anh;
- Có CBQL, giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;
- Có 30% CBQL, giáo viên, nhân viên trở lên đạt chiến sĩ thi đua cơ sở;
- Có 60% CBQL, giáo viên, nhân viên trở lên đạt lao động tiên tiến;
- 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học;
- 100% giáo viên đạt yêu cầu qua kiểm tra BDTX;
- Kết nạp từ 2 – 4 giáo viên, nhân viên ưu tú vào Đảng.
2. Học sinh:
- Hạnh kiểm: Học sinh xếp loại Khá, Tốt đạt từ 80% trở lên; số học sinh xếp loại yếu không quá 2%.
- Học lực: Học sinh xếp loại Giỏi đạt từ 3% trở lên;
Học sinh xếp loại Khá đạt từ 35% trở lên;
Học sinh xếp loại Yếu, Kém không quá 5%;
Tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1% và lưu ban không quá 5%;
Tỷ lệ TN THPT đạt trên 95%;
Điểm thi ĐH năm 2014 đạt bình quân 12 điểm/ 3 môn thi;
Tham gia đầy đủ các kỳ thi chọn học sinh giỏi và có giải;
Có 03 đề tài học sinh dự thi INTEL ISEF: Giáo viên hướng dẫn là: Cô Võ Thị Kim Loan, cô Tạ Thị Hoàng Hà, cô Phạm Thị Giang;
Tổ tiếng Anh phải tổ chức bồi dưỡng tốt để học sinh dự thi: IOE và Hùng biện tiếng Anh;
Tổ Toán có học sinh dự kỳ thi Violympic.
3. Danh hiệu Tập thể:
Chi bộ đạt Tổ chức Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh;
Công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc cấp tỉnh;
Đoàn trường đạt vững mạnh xuất sắc cấp tỉnh;
Nhà trường đạt Tập thể lao động xuất sắc.